Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Dự án Năng suất chất lượng ngành, địa phương thuộc Chương trình quốc gia Năng suất chất lượng và định hướng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn đến năm 2030Thứ hai, 09/11/2020, 14:20 GMT+7 Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” tại Thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt thực hiện tại Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2015. Ngày 23 tháng 10 năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Báo cáo số 2782/BC-SKHCN về tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Dự án Năng suất chất lượng ngành, địa phương thuộc Chương trình quốc gia Năng suất chất lượng với các kết quả nổi bật như sau: Từ năm 2017, Chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp đã thay đổi hình thức hỗ trợ thực hiện, từ cách hỗ trợ trực tiếp chuyển sang hỗ trợ thông qua các tổ chức tư vấn, huấn luyện thông qua hình thức vận dụng nhiệm vụ khoa học công nghệ và đạt được kết quả khả quan trong các năm. Số doanh nghiệp biết đến và tham gia dự án ngày càng nhiều. Tính đến tháng 9 năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hỗ trợ về huấn luyện, đào tạo khoảng 300 lớp; hỗ trợ hướng dẫn, kinh phí về tư vấn khoảng 200 doanh nghiệp. Tổng số lượt doanh nghiệp được hỗ trợ khoảng gần 6.200 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; áp dụng TCVN, QCVN; chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy; xây dựng, áp dụng TCCS; tham gia giải thưởng Chất lượng quốc gia... Tổng kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn 2017 đến 2020 dự kiến hơn 30 tỷ đồng. Đã thống kê danh mục doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cần nâng cao năng suất chất lượng với số lượng 302.306 doanh nghiệp (chưa bao gồm số liệu năm 2020); Đã điều tra khảo sát nhu cầu khoảng 1.000 doanh nghiệp. Công tác hoạt động tuyên truyền Dự án, Sở Khoa học và Công nghệ đã thiết kế 01 brochure/ bìa đựng hồ sơ có thông tin về Dự án để quảng bá về chương trình; Xây dựng 248 bản tin đăng trên trang web của Sở Khoa học và Công nghệ và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các trang thông tin liên quan; Xây dựng 16 bài phóng sự, phỏng vấn đăng trên các báo; 02 video clip giới thiệu về mô hình điểm; 01 phóng sự chuyên đề. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về những lợi ích khi tham gia Dự án tại Thành phố được đẩy mạnh triển khai. Nhờ đó, từ 2016-2020, hàng trăm hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, đào tạo, huấn luyện về năng suất chất lượng, Giải thưởng chất lượng được tổ chức với sự tham dự của gần 14.000 lượt đại biểu/ học viên. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, hình thành các mô hình kiểu mẫu/ mô hình năng suất điển hình về áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng và nhân rộng các mô hình điểm tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của Thành phố, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố trong bối cảnh Cách mạnh công nghiệp 4.0 với kết quả tiêu biểu là Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị điển hình áp dụng chuẩn mô hình 5S, Bệnh Viện Chợ Rẫy là đơn vị dịch vụ điển hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Việt là doanh nghiệp vừa và nhỏ điển hình áp dụng mô hình Kaizen – 5S, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang trung là doanh nghiệp khoa học và Công nghệ nghệ đã áp dụng thành công ISO 27000. Đỉnh cao của phong trào năng suất chất lượng là Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG). Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp tham gia GTCLQG với kết quả nổi bật là trong giai đoạn 2015-2020 đã có 23 doanh nghiệp tham gia và đạt GTCLQG đặc biệt là trong số đó có 02 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Châu Á- Thái Bình Dương là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long và Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Từ những kết quả đạt được sau khi thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ có những định hướng mục tiêu cụ thể dự kiến cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn đến năm 2030 như sau: Xây dựng đội ngũ khoảng 200 chuyên gia năng suất chất lượng để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, phối hợp hoạt động và giới thiệu cho các doanh nghiệp có nhu cầu; Hình thành khoảng 20 doanh nghiệp tiêu biểu về nâng cao năng suất chất lượng nhằm tạo hạt nhân, đầu tàu dẫn dắt thúc đẩy phong trào nâng cao năng suất chất lượng trong các doanh nghiệp của Thành phố; Tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP của Thành phố đến năm 2025 đạt 45% - 50%; Số doanh nghiệp được phổ biến, huấn luyện, hướng dẫn áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng hàng năm tăng từ 10 - 15%. Nguồn: phòng Quản lý Năng suất Chất lượng
Các tin khác :
|