Liên kết Website
Thống kê truy cập
 

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (Global mutual recognition arrangement - mra)

Thứ tư, 26/08/2020, 17:40 GMT+7

Năm 2004, Việt Nam đã ký văn bản tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu  (CIPM MRA) về chuẩn đo lường quốc gia và hiệu lực giấy chứng nhận hiệu chuẩn do các Viện Đo lường Quốc gia công bố.

Đây là thỏa thuận được ký bởi đại diện của 38 Viện đo lường trên thế giới và 02 tổ chức quốc tế vào năm 1999, theo đề xuất của Ủy ban quốc tế về Cân và Đo (CIPM). Đến nay, 87 Viện Đo lường và 04 tổ chức quốc tế đã ký kết tham gia tỏa thuận này (trong đó có Việt Nam). Mục đích chính của thỏa thuận này là:

- Thiết lập mức tương đương của các chuẩn đo lường quốc gia do các Viện đo lường quốc gia (NMIs) duy trì và khai thác;

- Thừa nhận lẫn nhau giấy chứng nhận hiệu chuẩn và đo lường do  NMIs phát hành.

- MRA là một thể chế, thông qua đó các Viện đo lường quốc gia cùng tạo ra sự công nhận lẫn nhau và tạo nên sự chấp nhận đa phương các chuẩn đo lường cùng với các khả năng đo, hiệu chuẩn (Calibration & Measurement Capability - CMC), thay thế hệ thống công nhận vùng (regional) hoặc song phương (bilateral) trước đây. Có nghĩa là, các chuẩn đo lường và CMC của NMIs được công nhận lại với số lượng nhiều bên tham gia hơn trước đây.

- MRA là một thể chế mà các bên tham gia ký có thể dựa vào đó định hướng chiến lược kinh tế. Đó là lợi ích tương tự như việc giảm thiểu các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.


Nguồn: Phòng Quản lý Đo lường

Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến