Liên kết Website
Thống kê truy cập
 

Tiêu chuẩn ISO 50001-Hệ thống quản lý năng lượng

Thứ hai, 19/10/2020, 11:10 GMT+7

ISO 50001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý năng lượng do tổ chức ISO xây dựng và ban hành. Mục đích của Tiêu chuẩn Quốc tế này nhằm giúp cho các tổ chức thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để cải tiến hiệu suất năng lượng, bao gồm việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng. Việc thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn này nhằm hướng tới sự giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí năng lượng và các tác động môi trường có liên quan khác, thông qua việc quản lý năng lượng có hệ thống.

Một hệ thống quản lý năng lượng (EnSM) là kết quả sau khi ISO 50001 được triển khai thành công. Một hệ thống quản lý năng lượng tốt sẽ đạt được các mục tiêu như bảo tồn tài nguyên, kinh doanh bền vững, đảm bảo lợi nhuận và quyền lợi của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Phiên bản ISO 50001 được công bố lần đầu tiên vào năm 2011, và kể từ đó, các tiêu chuẩn liên quan khác nhau đã được phát hành liên quan đến quản lý năng lượng. Các tiêu chuẩn này, được phát triển bởi ủy ban kỹ thuật ISO/TC 301 (vốn là một bộ phận tập trung đặc biệt vào quản lý năng lượng và tiết kiệm năng lượng) bao gồm:

- Kiểm toán năng lượng: ISO 50002 (Yêu cầu có hướng dẫn sử dụng)

- Hệ thống quản lý năng lượng: ISO 50003 (Yêu cầu đối với các cơ quan cung cấp kiểm toán và chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng); ISO 50004 (Hướng dẫn thực hiện, bảo trì và cải thiện hệ thống quản lý năng lượng); ISO 50006 (Đo hiệu suất năng lượng bằng cách sử dụng đường cơ sở năng lượng (EnB) và chỉ số hiệu suất năng lượng (EnPI) – Nguyên tắc và hướng dẫn chung); ISO 50015 (Đo lường và xác minh hiệu suất năng lượng của các tổ chức – Nguyên tắc và hướng dẫn chung)

- Dịch vụ năng lượng: ISO 50007 (Hướng dẫn đánh giá và cải thiện dịch vụ năng lượng cho người dùng)

- Tiết kiệm năng lượng: ISO 50047 (Xác định mức tiết kiệm năng lượng trong các tổ chức); ISO 17741 (Quy tắc kỹ thuật chung để đo lường, tính toán và xác minh tiết kiệm năng lượng của các dự án); ISO 17743 (Định nghĩa khung phương pháp áp dụng cho tính toán và báo cáo về tiết kiệm năng lượng)

- Hiệu quả năng lượng: ISO 17742 (Tính toán tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho các quốc gia, khu vực và thành phố); ISO / IEC 13273-1 (Thuật ngữ quốc tế phổ biến – Phần 1: Hiệu quả năng lượng); ISO / IEC 13273-2 (Thuật ngữ quốc tế phổ biến – Phần 2: Nguồn năng lượng tái tạo)

ISO 50001: 2018 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn và đi kèm với đó là những thay đổi, cải thiện chung về khả năng tiếp cận và sự rõ ràng của các yêu cầu đối với các khái niệm chính về hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs – Small and medium Business). Các tổ chức nhỏ hơn sẽ được hưởng lợi từ việc triển khai ISO 50001. Với bản cập nhật, ISO 50001 sử dụng cấu trúc cấp cao của hệ thống quản lý Phụ lục L (HLS-High-Level Structure), được thiết kế để tích hợp nhiều hệ thống quản lý khác nhau (như quản lý chất lượng , quản lý môi trường, quản lý năng lượng, v.v.).


Nguồn: Phòng Quản lý Năng suất Chất lượng

Các tin khác :


Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến